Không thể phủ nhận tác dụng to lớn của quảng cáo với các mặt hàng sản phẩm. Vẫn biết quảng cáo thường “nói quá” về công dụng thự sự của sản phẩm nhưng người tiêu dùng vẫn tin và ưa dùng. Vậy lý do nào khiến quảng cáo luôn có sức hấp dẫn đến vậy?

 

1. Dựa vào xúc cảm của khách hàng

Yếu tố xúc cảm rất quan trọng trong vấn đề thu hút người xem quảng cáo. Nếu quảng cáo mang nặng về sự truyền tải thông điệp thì thường khô khan, có khi rất khó hiểu. Người xem khi xem rất nhiều lần vẫn chưa hiểu quảng cáo nói về vấn đề gì. Thay vào đó, bạn dựng lên một clip ngắn gọn nhưng súc tích, đặc biệt là yếu tố hài hước. Đó là sự truyền tải mạnh mẽ nhất về sản phẩm và thông điệp bạn muốn gửi đến khách hàng.

 

 

Nội dung quảng cáo ấn tượng với dàn diễn viên có thể là người nổi tiếng, có thể là diễn viên trong quần chúng hay cũng có thể là những hình tượng được tạo lên bởi bộ phận kỹ thuật hậu đài nhưng hiệu ứng thì vô cùng to lớn. Khán giả có khi còn hóng xem quảng cáo hơn là các bộ phim đang trình chiếu.

Chính vì vậy, công nghệ quảng cáo đang phát triển rất mạnh mẽ và “đánh” trúng tâm lý, xúc cảm của người xem. Tạo hiệu quả tốt cho sự phát triển của các mặt hàng, sản phẩm được quảng cáo.

 

2. Thông điệp đầy ý nghĩa

Các nghiên cứu cho thấy các nhãn hiệu khác biệt nhưng có ý nghĩa sâu sắc và ấn tượng với người tiêu dùng thường là những nhãn hiệu có sự thành công về mặt tài chính. Nhãn hiệu của họ được tin dùng hơn những nhãn hiệu khác. Đâu là sự khác biệt?

 

 

Sự cạnh tranh trên thị trường của các dòng sản phẩm cùng loại luôn khốc liệt. Người tiêu dùng có quá nhiều sự lựa chọn. Một sản phẩm quảng cáo chỉ làm nổi bật lên thương hiệu riêng của mình sẽ kém sự thu hút hơn những quảng cáo nói nhiều về lợi ích của khách hàng khi sử dụng sản phẩm. Vì tâm lý người tiêu dùng thông minh luôn muốn đồng tiền mình bỏ ra mang nhiều lợi ích, ý nghĩa vào những sản phẩm hữu ích thiết thực trong cuộc sống hơn là chỉ mang về làm “cảnh” như những người “thừa của”.

 

 

3. Lối kể chuyện ấn tượng và sâu sắc

 

 

Một kịch bản hay, diễn viên lột tả được tâm lý nhân vật, thông điệp và sản phẩm lồng ghép hợp lý, không bị sượng, âm nhạc truyền cảm… tất cả tạo lên một câu chuyện súc tích và đủ để tạo hiệu ứng tốt cho người xem. Kích thích nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng.

 

4. Xây dựng thương hiệu trên quảng cáo

Mất nhiều công sức và tiền bạc để tạo lên một quảng cáo hấp dẫn người xem nhưng lại vô tình bỏ quên ý nghĩa cuối cùng của nó: làm cho người tiêu dùng nhớ và hiểu quảng cáo đó nói về sản phẩm gì và nó có ý nghĩa gì trong cuộc sống.

 

 

Ví dụ như trong quảng cáo của Milo, một sản phẩm tốt cho sức khỏe. Với thành phần từ hạt lúa mạch, nó bổ sung năng lượng cả ngày cho trẻ. Màu sắc đặc trưng của Milo là màu xanh lá, hay hình ảnh quả bóng rổ… tất cả tạo lên sự thành công của thương hiệu Nestle.

 

 

5. Giờ vàng quảng cáo

Cũng là một trong các yếu tố quyết định cho thành công của quảng cáo. Các doanh nghiệp chấp nhận bỏ ra rất nhiều tiền cho mấy phút xuất hiện của quảng cáo vào đúng “khung giờ vàng”.

Nhưng ngày nay, Tivi không phải điểm duy nhất bạn có thể quảng bá sản phẩm của mình, mà trên radio, trên các trang báo mạng, hay Facebook, Zalo… tất cả đều có thể là nơi bạn quảng cáo thương hiệu một cách nhanh chóng và hiệu quả, với chi phí thấp hơn nhiều so với kênh truyền hình.

 

Chọn đúng giờ phát sóng, đó là lúc nghỉ ngơi thư giãn của mọi người sau một ngày làm việc mệt mỏi. Họ đón xem thời sự, các bộ phim dở dang, hay cũng có thể là những mẩu quảng cáo vui nhộn, ấn tượng mà xem đi xem lại vẫn thấy thích thú với câu nói thành thương hiệu như: Có gì hot? Big zero!

Đó là sự thành công của cả một ê kíp quảng cáo cũng như thương hiệu, hình ảnh của một doanh nghiệp trên thị trường đầy rẫy sự cạnh tranh.

Nguồn: brandsvietnam.com